Về đăng ký kinh doanh ngành nghề môi giới, đại lý bảo hiểm

contract-negotiation

Về đăng ký kinh doanh ngành nghề môi giới, đại lý bảo hiểm

Đối với ngành, nghề môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm, theo công văn số 5163/BTC-QLBH của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký kinh doanh ngành, nghề môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm và dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm cho các Sở Kế hoạch và đầu tư thì: – Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016, môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. – Tổ chức thành lập và hoạt động doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần đáp ứng các điều kiện, hồ sơ theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, Điều 6, Điều 9 và điều 14 Nghị định 73/2016/NĐ-CP và pháp luật có liên quan khác; – Theo khoản 2 Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện sau đây: a) Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp; b) Nhân viên trong t chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện của đại lý bảo hiểm cá nhân”. – Theo quy định tại Điều 120, nội dung quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm bao gồm … Cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm; Giấy phép đặt văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam...”. – Khoản 2 Điều 121 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định “Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm”. Như vậy, Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp và thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bộ Tài chính không có thẩm quyền cấp phép/đăng ký kinh doanh cho tổ chức kinh doanh ngành, nghề đại lý bảo hiểm.