Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là việc xác lập quyền tài sản đối với di sản thừa kế của người thụ hưởng trong di chúc hoặc người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật, tại thời điểm phát sinh quyền thừa kế sau khi người để lại di sản chết.
Xem bài viết: tư vấn lập di chúc và thừa kế.
Hồ sơ tài liệu cần chuẩn bị của những người được thừa kế
- Giấy chứng tử của người để lại di sản (trích lục giấy chứng tử hoặc xác nhận phần mộ);
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản của người để lại di sản bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,…
- Các giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo hàng thừa kế
Ví dụ: Người để lại di sản có vợ thì phải có đăng ký kết hôn, nếu có con thì phải có giấy khai sinh của các người con,.. - Các giấy tờ chứng minh những người thuộc hàng thừa kế đã mất
Ví dụ: Bố hoặc mẹ của người để lại di sản mất thì phải có giấy chứng tử của những người đó
- Các giấy tờ nhân thân khác của những người được hưởng di sản thừa kế như CMND/CCCD, sổ hộ khẩu,…
Lưu ý: Tất cả các hồ sơ tài liệu phải là bản gốc không bị mờ hoặc rách.
Thủ tục công chứng khai nhận tài sản thừa kế
Bước 1. Sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng sẽ tiến hành niêm yết hồ sơ tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản;
Bước 2. Sau khi niêm yết hồ sơ 15 ngày mà không có khiếu nại gì thì các bên sẽ có mặt tại văn phòng công chứng để ký hồ sơ bao gồm:
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
Các bên phải xuất trình các giấy tờ gốc liên quan đến thừa kế
Bước 3. Sau khi những người được hưởng di sản thừa kế ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thì công chứng viên sẽ ký, đóng dấu, lấy số và ghi vào sổ công chứng. Khi đó văn bản khai nhận di sản thừa kế có hiệu lực.
Bước 4. Thực hiện thủ tục đăng ký sang tên bất động sản.
Luatsu24H hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho khách hàng qua số hotline 0936 77 97 99.