Dịch vụ môi giới thương mại có mở cửa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

tu-van-doanh-nghiep

Dịch vụ môi giới thương mại có mở cửa cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?

Môi giới thương mại có phải đại lý hoa hồng?

– Theo Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ của Việt Nam trong WTO, đối với Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121), Dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121), Dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121), ta cam kết: Công ty có vn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phi sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Đồng thời, việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).

– Liên quan tới cách hiểu về dịch vụ đại lý hoa hồng, căn cứ theo danh mục các ngành/phân ngành được liệt kê tại tài liệu MTN.GNS/W/120 của WTO và nội dung cụ thể của các ngành/phân ngành nêu tại Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm tạm thời-PCPC của Liên hợp quốc (được tham chiếu trong quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam), dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC621) được hiu là bán hàng trên cơ sở phí hoặc hợp đồng, là dịch vụ bán buôn bởi đại lý hoa hồng, môi giới thương mại, người điều khin đu giá và các doanh nghiệp bán buôn khác – những đối tượng mà buôn bán trên danh nghĩa của những người khác, đối với tt cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam).

Như vậy, theo định nghĩa này, một dịch vụ được coi là dịch vụ đại lý hoa hồng nếu thỏa mãn 3 điều kiện cơ bản như sau:

(i) Là dịch vụ bán buôn;

(ii) Đối tượng thực hiện bán buôn trên cơ sở danh nghĩa của những người khác;

(iii) Có thu phí hoặc thỏa thuận bằng hợp đồng.

Xem thêm dịch vụ tư vấn hợp đồng đại lý.

Tuy nhiên, danh mục các ngành/phân ngành được liệt kê trong WTO cũng như mô tả các ngành/phân ngành trong PCPC của Liên hợp quốc nêu trên không có phân loại hoặc mô tả cụ thể về dịch vụ “môi giới thương mại hàng hóa”.

– Theo quy định của pháp luật Việt Nam tại Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, Điều 150 định nghĩa. “Môi giới thương mạlà hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môgiới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới” và thuộc nhóm dịch vụ trung gian thương mại.

– Theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2018, môi giới mua bán hàng hóa có mã VSIC 46102 và được phân loại cùng nhóm “461-4610: đại lý, môi giới, đu giá hàng hóa”.

Theo phân loại tại Hệ thống này, môi giới hàng hóa cũng hoàn toàn độc lập và không thuộc dịch vụ đại lý.

Như vậy, hoạt động môi giới thương mại không phải là dịch vụ đại lý mua bán hàng hóa, cũng như không phải là dịch vụ đại lý hoa hồng như cách hiểu trên. Do chưa mở cửa thị trường nên việc cấp phép cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài là hạn chế.

Xem thêm dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài.